NỔI KHỔ KHÔNG RỜI
Trường Duy ( Đăng ở đặc san xuân Qúy Sửu 1972 do Đoàn Công tác xã hội Gia Định phát hành)
Thật đúng là “ nắng tháng tám nám trái bưởi “, mới có 9 giờ mặt trời đà tõa ánh nắng gay gắt cơ hồ như muốn đốt cháy vạn vật .
Vườn Cộng Hòa nơi thăm nuôi tân binh hôm nay đầy ngập những người. Chỗ nầy là một thảm cỏ mà trên đó thức ăn được bày ra la liệt, cùng với những người lính và thân nhân vừa tìm gặp ngồi chung quanh. Đằng kia là một gò đất kế cận bờ rào có bóng cây râm mát , những cặp vợ chồng vừa gặp nhau dẫn ra ngồi đó tâm tình trông tha thiết làm sao. Những tiếng cười nói ròn rã , tieng gọi nhau ơi ới cùng với những tiếng rao bán hang lảnh lót, tiếng máy phóng thanh gọi tên tân binh vang dội ; tất cả tạo nên sự ồn ào như vỡ chợ.
Chị Thắm lay hoay mở giỏ đồ ăn trong khi anh Sự trãi tấm “ poncho” ra trền cỏ. Những tấm “poncho” hôm nay được đắc dụng quá chừng. Con Thìn mua nước vừa về đến. Thằng Ngọ ôm chân anh Sự, nó đưa mấy cái răng sún ra cười toe toét với con Thìn vì chị nó vừa vấp phải một mô đất. Nhìn vợ bày những thức ăn ngon ra đặt trên tấm “poncho”, anh Sự nói nhỏ :
“Má nó mua sắm làm gì nhiều thế?” Chị Thắm ngước lên âu yếm nhìn chồng, lõn lẻn nói :” Có bao nhiêu mà, em biết trên nầy mình cực khổ lắm.” Anh Sự xót xa trong lòng khi thấy đôi bàn tay của vợ gầy khô nổi đầy gân xanh! Ngày xưa khi chị mới về làm vợ anh, vợ chồng sống êm đềm với nghề dệt vải. Chuỗi ngày ấy hạnh phúc làm sao. Hồi ấy chị Thắm là một cô thợ dệt nổi tiếng xinh và hiền dịu nhất. Hai bàn tay chị mềm mại cầm lấy chiếc thoi đưa vào guồng cửi để dệtnên lá hàng tinh anh như tấm lòng chân thành , trắng trong của chị. Chị luôn ước nguyện cùng chồng tạo dựng một tương lai có ngôi nhà che mưa nắng ; được tự túc mấy khung cửi đủ canh chỉ để khỏi đi làm mướn cho người ta. Nhưng rồi niềm vui của chị Thắm không bao nhiêu mà cái buồn như đợi sẳn ! Những mơ ước đơn thuần của chị đã bị vỡ òa vì sự ra đi của chồng. Anh Sự bị bắt đi lính sau mấy năm trốn tránh khổ cực trăm bề. Từ ngày anh Sự vào lính gia đình chị sa sút thấy rõ. Những khung cửi thiếu bàn tay trông nom của anh Sự hoạt động một cách yếu ớt. Thêm vào đó hàng vải ế ẩm, canh chỉ quá cao do thuế má gây nên, chị mướn thợ làm một thời gian rồi phải nghỉ luôn vì lỗ lã. Hiện giờ chị Thắm gánh chè đậu đen đi bán để mấy mẹ con chị sống qua ngày.
Gió thoảng nhẹ qua cành cây bả đậu. Dưới nền cỏ bóng nắng lung linh như sự reo vui trong lòng những người đến thăm nhau. Anh Sự rót nước cam vàng bưng cho 2 đứa con uống. Thằng Ngọ đòi cho được cục nước đá cầm cắn ngon lành. Con Thìn ngồi gần ba nó, nó nắm lấy bàn tay to lớn , chai cứng của anh Sự như gởi trao vào đó lòng thương cha vô bờ bến của nó. Nãy giờ chị Thắm ngồi nhìn chồng con ăn mà lòng vui rộn rã. Chị mở thêm lon “guigo” thịt quay ra vừa trút xuống giấy vừa nói:” Thịt quay của dì Mịch gởi cho mình đó.” Anh Sự chợt nói : “Nè mình” “- ?- “ Mình ăn đi chứ!” Chị Thắm liếc nhìn chồng, chị thấy anh Sự đang trìu mến nhìn mình. Bất giác 2 gò má chị ửng đỏ. Chị cúi xuống e ấp mất mấy giây, rồi chị ngước lên nhìn chồng, nhoẻn miệng cười “:Trông mình và mấy con ăn em đủ no rồi nè !” Anh Sự ngồi sát vào vợ hơn. Bàn tay anh nắm lấy cổ tay vợ bóp nhè nhẹ. Chị Thắm cúi mặt nhìn vạt nắng tươi thắm trên nền cỏ. Hai gò má chị bừng đỏ thêm hơn. Trong giây phút xao xuyến ấy , anh Sự có cảm giác như những lần hò hẹn khi hai người mới yêu nhau. Thời gian xa gia đình nỗi nhớ thương vợ con vẫn khôn nguôi trong lòng anh.
Anh Sự ôm thằng Ngọ vào lòng, anh âu yếm nhin vợ và nói : “Mình à, tuần sau anh qua trại Nguyễn Tri Phương, mình có lên thăm đừng mua sắm gì hết nghen”. Mãi vui bên chồng giờ chị Thắm mới nhớ ra chỉ còn một tuần nữa anh Sự sẽ ra đơn vị. Chị buồn quá. Chỉ còn tuần nữa chồng chị sẽ ra trường về một đơn vị xa xôi nào chưa biết . Chị lo lắng hỏi chồng : “Mình có biết sau khi mản khóa mình về đâu không hở mình ?”
-“Số bị bắt lính như tụi anh chắc bị đưa đi xa mình à !” Nghe chồng nói thế, chị Thắm như muốn khóc. Thấy vợ buồn lo quá anh Sự an ủi : “ Mình ăn ở hiền thì gặp lành mà… khi đén đâu anh sẽ viết thư cho mình biết sau ;chắc một thời gian anh sẽ có phép về thăm nhà, mình cứ yên tâm ở nhà lo cho hai con, thời gian mình sẽ gặp nhau mà “ Anh Sự nói thế chứ làm sao chị không lo được. Chiến tranh ngày một khốc liệt. Từ Củ Chi, Bình Dương hằng đêm bom đạn, B52 rải thảm rung chuyển, ì ầm. Thời điểm mùa hè đỏ lửa (1972), Quảng Trị, Khe Sanh, Bình Long, An Lộc, Củ Chi, Gò Nổi Quảng Nam v.v…tan tành trong khói lửa chiến tranh . Giua thời bom rơi đạn lạc, nói dại nếu anh có mệnh hệ nào chắc chị chết mất. Chị thù hận chiến tranh, chiến tranh đã chia rẽ tình vợ chồng nồng thắm của chị ,bắt chị sống với nổi khổ không rời. Hằng đêm chị vẫn thường cầu nguyện đất nước sớm được yên lành để vợ chồng chị không còn xa cách. Chị Thăm vẫn thường hỏi han những người chị cho là hiểu biết trong xóm”bao giờ có hòa bình” và được trả lời một cách mơ hồ. Chị vẫn cầu nguyện và mơ ước, nhưng hòa bình vẫn mịt mờ, bảng lảng như mây xám trôi giữa trời thu ảm đạm…
Đã gần hết giờ thăm nuôi, anh Sự ôm hai đứa con vào lòng, anh hôn chúng nó lần nữa rồi trìu mến nhìn vợ dặn dò thêm : “ Tuần sau qua trại Nguyễn Tri Phương anh sẽ đón mình ở gần cổng đấy nhé “ . Chị Thắm “dạ “ một tiêng nhỏ . Chị mím môi cố nuốt vật gì đang dâng lên nghèn nghẹn . Khi anh Sự lẫn vào trong đám lính mấy mẹ con chị vẫn nhìn theo đến khi bóng anh ấy khuất hẳn. Nước mắt chị Thắm ứa ra chảy dài xuống gò má xanh xao !
Chị Thắm vừa gánh nồi chè đậu về đến hiên thì nghe tiếng khóc của thằng Ngọ từ trong vọng ra. Chị đặt nồi chè xuống nền đất. Thằng Ngọ thấy mẹ về, nó chạy lại và khóc lớnhownn. Con Thìn xách thùng nươc nặng trĩu từ ngoài bước vô. Chị Thắm hỏi lớn : “Thìn à, sao thằng Ngọ khóc vậy con ? “ Con Thìn đật thùng nươcs xuống nghỉ, nó đưa tay vén lại mái tóc xòa trước trán đẫm mồ hôi rồi mới nói :” con biểu nó xách cái thùng nhỏ ra giếng xách nước với con, nó không chịu xách mà còn khóc nữa đó má à “. Thằng Ngọ bệu bạo nói : “Con nói xách không nỗi đâu… rồi …chị ấy bảo con làm biếng rồi đánh con nữa má à “. Con Thìn nói : “Ai biểu làm biếng chi. Mới đụng đến là khóc rồi “
Chị Thắm nhìn hai đứa con mà lòng chị se thắt, nước mắt chị cứ chực trào ra. Bởi chị nghèo qúa nên con của chị mới khổ cực, thiếu thốn thế nầy. Suốt ngày chị lo buôn tảo bán tần để tìm cái sống cho gia đình, mọi việc nhà chị giao cho con Thìn trông coi. Tội nghiệp con nhỏ mới 11 tuổi đầ đã làm những công việc nặng nhọc ngoài sức nó như xách nước, nấu cơm. Nhiều khi chị Thắm nhin thấy những đứa trẻ con người ta được vui vẻ cắp sach đến trường. chị xót xa nghĩ đến con mình đang lam lũ ở xó nhà mà nước mắt chị cứ trào ra ! Càng nghĩ chị Thắm càng buồn rầu , giá như có anh Sự ở nhà gia đình chị đâu đến nỗi khổ nầy. Nghĩ đến chồng chị càng khổ thêm hơn. Đã ba tháng trời từ ngày anh ấy bị đưa ra Quảng Trị đén nay , chị Thắm chỉ nhận của chồng có một lá thư, rồi tuyệt không có một tin tức nào của anh ấy cả. Trong khi đó chị lại nghe ở ngoài đó thường xãy ra những trận đánh lớn làm chị càng lo thêm.
Chị Thắm thẫn thờ buông tiếng thở dài. Chi đi vào bếp lo nấu bửa cơm trưa. Vừa ngồi lặt rau chị vừa nhớ lại giấc chiêm bao đêm qua. Hồi khuya chị Thắm nằm mơ thấy anh Sự về phép thăm gia đình. Anh ấy mặc bộ đồ lính lấm lem bùn đất. Anh về đứng ở hàng hiên nhìn mẹ con chị đăm đăm. Chị mừng quá reo lên “ mình “. Chợt chị giậc mình thức giấc, từ đố tới sáng chị cứ thao thức không thể ngủ được
Thằng Ngọ chạy vào ngồi xem má nó lặt rau, nó thỏ thẻ nói “ má à, má không may đồ tết cho con hở má ? “. Tụi thằng Cu , thằng Dũng đều có đồ tết đẹp lắm má ơi “. Chị Thắm xot xa khi nghe con nói thế. Xuân sắp về rồi, tết gần đến mà nhà chị vẫn chưa mua sắm gì cả. Chị gượng cười nói cho con vui “ Ừ, để vài hôm nữa ba con về ba má dẫn con đi phố mua đồ tết luôn thể nhé “. Nghe nói ba sắp về thằng Ngọ mừng rỡ nói “ Ba con sắp về hở má ? thiệt không má ? “ừ, ba con sắp có phép về “ . Thằng Ngọ không biết má nó nói thế để nó vui. Nó mừng quá vừa chạy ra sân nhảy lò cò reo lên “ A, ba sắp về, chị Thìn ơi, ba săpm về “
Bỗng nó khựng lại vì vừa thấy một người lính ngừng ở trước nhà mình. Nó chạy ra hỏi : “ bác kiếm nhà ai hở bác ? “ – đây có phải nhà của bả Thắm không cháu ? Thằng Ngo “ dạ phải “ một tiếng rồi chạy xuống bếp nói lớn với mẹ nó :” má ơi có ông lính hỏi nhà mình đó má “
Chị Thắm hơi ngạc nhiên, chị vội bắc song cá xuống bếp, lau vội tay xong chị đi ra ngoài gặp người lính lạ . Chị Thắm hỏi : “Thưa ông, ông tìm tôi có việc gì không ạ ? “ Người lính hỏi : “ chị có phải là chị Thắm vợ của anh Trần văn Sự không ? “ – dạ, tôi là vợ anh Sự đây . Thưa ông, có tin gì của chồng tôi không ? “
Người lính nhìn ra sân như cố dấu nỗi buồn. ánh sáng mặt trời chiếu qua mái tôn lủng lỗ chổ rọi ánh sáng xuống nền nhà những vầng tròn như những hột gà…! Tiếng thạch sùng chắc lưỡi trong bàn thờ , Lát sau, ông ta nhìn chị Thăm và nói “ Tôi là đồng đội của anh Sự, tôi bị thương từ Quảng Trị mới về hai ngày nay “
-“ Thưa ông, ông có biết tin tức chồng tôi không ?”
-“Tôi đến để báo chị một tin buồn : anh Sự đã tử trận ở Quảng Trị rồi “
Nghe đến đó , chí Thắm thảng thốt kêu lên “- Trời ơi ! chồng tôi đã chết rồi ! “
Chị rũ xuống như một tàu lá chuối bị đốn ngã, Dì Mịch ở kế bên cũng vừa chạy qua, Dì thoa dầu nóng, giựt tóc mai hồi lâu chị Thắm mới tỉnh. Chị kêu khóc thảm thiết. Con Thìn. Thằng Ngọ ôm mẹ nó mà khóc
Ôi ! còn cảnh nào buồn đau bằng cảnh mẹ con chị Thắm khóc anh Sự tử trận
Bổng cơn gió lạnh lùng thổi lồng qua khe cửa làm lay động tấm màn trước bàn thờ. Ngoài hiên nắng nhuộm màu vàng ối. Mẹ con chị Thắm vẫn khóc than thảm thiết làm sao !
Mùa xuân sắp trở về giữa đất trời với những cơn gió lành lạnh xua đuổi những phiến mây trôi dạt về phương trời vô định. Cây mai trước nhà dì Mịch đã bắt đầu kết nụ, một vài đoá hoa nở sớmđang khoe sắc trước cơn gió đầu xuân
Trong khi mọi người đang nô nức chuẩn bị đón xuân, riêng mấy mẹ con chị Thắm vẫn thầm thủi trong căn nhà đau khổ của chị. Trên bàn thờ anh Sự ngọn nến lung linh cháy .Khói hương thoang thoảng mùi thơm phảng phất bay xa…Chị Thắm chưa kịp may áo tết cho các con thì mẹ con chị đã khoát lên mình áo tang đau thương tột cùng !
Người người đang nô nức đón xuân với niềm vui rộn rã , với bánh trái đầy nhà có ai biết đến mẹ con chị Thắm với NỖI KHỔ KHÔNG RỜI ./.
TRƯỜNG DUY
( Sài Gòn xuân 1972}
ĐẤT MẸ TÌNH XUÂN
Trời chớm xuân rồi các bạn ơi
Trăm năm hoa nở ngát hương đời
Đất Mẹ ngàn năm hoa thắm sắc
Tinh Xuân muôn thuở lộc tươi màu
Đắt khách ngùi trông bờ Giao Thủy
Quê người thương nhớ bến Câu Lâu
Bàng bạc phương trời mây xứ Quảng
Thu Bồn nỗi nhớ mãi không vơi.
VƯỜN XƯA
Mình ta lặng lẽ nơi này
Vườn xưa, giếng cũ... hàng cây ai trồng
Ta tìm trong cõi mênh mông
Sợi nhau, cuống rốn mẹ chôn thuở nào!
Vườn xưa giờ cũng hư hao
Niềm thương, nỗi nhớ chạm vào tim đau
Mình ta thờ thẫn nơi này
Dang tay ôm kỷ niệm ngày ấu thơ.
Xuân 2008
Một lần về thăm Quê hương
HÀNG CAU VƯỜN NGOẠI
Mến tặng các bạn cựu học sinh Sào Nam, Duy Xuyên, Quảng Nam khóa 1960
Tôi nhớ năm xưa ngày giáp Tết
Mưa phùn bay nhẹ ướt đường quê
Nắm tay Mẹ giắt về thăm Ngoại
Lành lạnh hương xuân đã cận kề
Từ xa, tôi gọi Mẹ, chỉ tay:
“Nhà Ngoại tê tề” - rặng trúc lay
Như những cây dù cao chót vót
Hàng cau xõa tóc suốt đêm ngày
Mẹ bảo, ngày Mẹ còn con gái
Hàng cau vườn Ngoại trắng hoa xuân
Thời gian tóc Ngoại như hoa trắng
Lưng còng chở nặng lắm gian truân
Mẹ xa vườn Ngoại bước theo chồng
Bỏ lợi hàng cau dõi mắt trông
Cau vẫn mướt xanh thời con gái
Ngoại buồn vời vợi nỗi thăng trầm
Ngày xưa thơ bé tôi còn nhớ
Mỗi lần Tết đến rộn niềm vui
Mẹ mua vải ú, sơn đầm mới
May áo bà ba với... quần đùi
Nắm cơm ngăn lá trong nồi sắn
Khô cực làm sao thuở thiếu thời
Mẹ vẫn nuôi đàn con khôn lớn
Cha mất rồi khan tiếng à ơi!
Tôi nhớ Duy Trinh ngày giáp Tết
Mưa phùn bay nhẹ ướt đường quê
Hàng cau vườn Ngoại bao năm tháng
Vẫn ngóng trời xanh hướng nẻo về.
TIẾNG BUỒN
Bây giờ còn gì nữa đâu!
Ngày xa phố bỏ tuổi sầu bâng khuâng
Chiều lên nắng cũng muộn dần
Cây trơ dáng lá nghe thân phận buồn
Nằm im lòng bỗng ngỡ ngàng
Nghe trong nắng hạ vô vàn nhớ thương
Em về xõa tóc cài sương
Và tôi giấc ngủ miên trường nhớ em
Chiều lên nắng xuống muộn màng
Tiếng ve mùa hạ nghe càng vấn vương
Ai đi gõ nhịp ven đường
Guốc xa còn mãi âm thương vọng về
Tiếng buồn chợt rụng trên mi
Ngày qua rồi cũng còn gì nữa đâu
Khuya nghe súng nô bên cầu
Con chim gì bỗng kêu sầu trong đêm!
1967