Dinh Bà

23/04/2014, 20:53
Chia sẻ cùng bạn bè


DINH BÀ

 

Trên lưu vực sông Thu Bồn có rất nhiều am, miếu, tháp, điện, đền, dinh, lăng, thờ thần nữ Thiên Y Ana . Có thể nói rằng từ điện Hòn Chén (Huệ Nam Điện) bên dòng Hương Giang của xứ Huế cho tới tháp Poh Nagar bên cầu Bóng của thành phố Nha Trang, khắp vùng sông nước miền Trung có nhiều nơi thờ Bà. Đặc biệt ở làng Thu Bồn có lăng thờ Bà trong một khuôn viên rộng rãi. Nơi đây có 1 tấm bia khắc chữ Chăm cổ đã mòn hết. Dân làng gọi tên thần nữ Thiên- Y- Ana bằng một tên Chăm thân thuộc là: Poh Poh phu nhân hoặc tên Việt là bà Thu Bồn. Lễ hội tưởng niệm bà được tiến hành vào ngày 11  và 12/2 âm Lịch hằng năm, có tổ chức nhiều trò vui trong đó được coi trọng nhất là hội đua thuyền của nữ giới trên khúc sông Thu Bồn chạy qua làng. Mỗi ghe có khoảng 24 nữ đấu thủ. Để tỏ lòng thành kính với nữ thần, các nữ đấu thủ phải gìn chay tịnh, tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc đẹp.

Từ sáng sớm ngày 12/2 âm Lịch, dân làng Thu Bồn đã tổ chức trọng thể lễ rước nước từ sông Thu Bồn lên lăng Bà Thu Bồn (có lẽ ngày trước là để tắm tượng nữ thần nhưng nay không còn tượng nữa). Tìm hiểu thần tích của Poh Poh phu nhân, chúng tôi được biết đó cũng chính là thần tích của Poh Vang Inưgar Tang     (nữ thần xứ sở vĩ đại) thường gọi là Poh Narga. Thần tích này được lưu hành rộng rãi trong vương quốc Chăm pa cổ và nữ thần được người Chăm thờ cúng. Cho tới khi các chúa Nguyễn và các vua của triều Nguyễn kế tục vương nghiệp triều Lê vẫn tiếp tục phong tặng tôn hiệu cao quý cho nữ thần Poh Inưgar của người Chăm là “Thiên Y Ana chúa Ngọc Diễn vai thương đẳng thần, Hộ quốc Tuý dân hiển hữu công đức” . Và triều đình đã ban cho hầu hết các làng được phụng thờ Bà. Thần nữ Bà La Môn là một trong 32 thân Đức Quán Thế âm Bồ Tát thị hiện để ban vui cứu khổ cho chúng sanh( Kinh Diệu Pháp Liên Hoa Phẩm Phổ Môn). Sau khi triều đình ban cho hầu hết các làng được phụng thờ Bà. Vào khoảng thập niên 30- 40, Bà giáng về làng Mỹ Hòa (Duy Tây), tộc Lê Văn đời 13. Bà đã cứu khổ cứu nạn và ban vui cho dân chung khắp vùng tại địa phương và cả người dân ở Điện Bàn. Cho đến những năm chiến tranh thì Dinh Bà bị tàn phá. Đến 1975, hòa bình lặp lại Dinh Bà được trùng tu lại và thờ cúng bà cho đến ngày nay, ngày lệ cúng Bà vào ngày 12/2 âm Lịch hằng năm.

Trước đây hằng năm vào dịp lễ Tết có hội đua thuyền ngoài sông Thu Bồn, Tộc Lê có thuyền thờ Bà tham dự các cuộc đua tại bến đò. Hạnh nguyện của Bà là: "Từ Bi cứu dân độ thế”

Lê Thương (Biên soạn)

 

Ghi chú: Tài liệu này căn cứ theo:

1. Kiến thức Ngày nay số 239 ngày 10/13/1997

2. Kinh Diệu Pháp Liên Hoa Phẩm Phổ Môn.