Thôn Thi Lai: địa lý lịch sử

Thôn Thi Lai: địa lý lịch sử

14/04/2015, 00:09
Chia sẻ cùng bạn bè

    THÔN THI LAI

       SƠ LƯỢC ĐỊA LÝ VÀ LỊCH SỬ

                                                                     MAI TRỰC

I. ĐỊA LÝ:

1. Vị trí - Địa giới:

Từ ngã ba Nam Phước (giao lộ Quốc lộ 1A và tỉnh lộ 610, đi về hướng Tây, qua khi cầu Chìm (sông Bà Rén) 2 km, rẽ về phía Bắc là đến địa giới thôn Thi Lai. Thi Lai (gồm ba làng nhỏ là Thi Lai Tây, Thi Lai Đông, Thi Lai Thượng. Trong ba làng này, Thi Lai Tây có diện tích lớn và đông dân hơn cả), phía Đông và Bắc giáp sông Bà Rén - một nhánh nhỏ của sông Thu Bồn chảy về hướng Đông Nam, cắt tỉnh lộ 610 (trước năm 1975 gọi là đường 104) tại cầu Chìm và quốc lộ 1A tại cầu Bà Rén, Tây giáp thôn Phú Bông ngũ thôn (gồm các làng nhỏ: Trung Thái, Trung Mỹ, Tổ An, Mỹ Hòa, Nam An hay Nam xuyên), phía Nam cách Trà Kiệu một con suối nhỏ: suối Trà  Kiệu. Suối này bắt nguồn từ đèo Đá Mái (Phú Nham - Duy Sơn) chảy ra hướng Bắc, cắt tỉnh lộ 610 tại cầu Sắt (cầu Hàm Rồng ) gần núi Hòn Bằng rồi chia làm 2 nhánh: nhánh chảy theo hướng Tây Bắc qua địa phận thôn Đông Yên vào sông Thu Bồn, nhánh chảy xuôi về hướng Đông Nam vào sông Bà Rén tại cầu Chìm là ranh gii giữa Trà Kiệu với hai thôn Phú Bông và Thi Lai. Suối Trà Kiệu chạy dọc theo tỉnh lộ 610 từ cầu Hàm Rồng đến cầu Chìm. Về hướng Nam - Tây Nam cách thôn Thi Lai khoảng l km có núi Bửu Châu (còn gọi là hòn Non Trượt), trên đỉnh núi có nhà thờ Đức Mẹ - Trà Kiệu.

Truyền thuyết về Hòn Bửu Châu ( hòn Non Trượt ).

Trước khi giao đất Chiêm Động cho Đại Việt, vua Chiêm Thành đã cho lấp ngôi đền lớn nhất ở kinh thành Simhapura bằng cách đắp đất lấp đến cao như một hòn núi nên mới có tên là hòn núi Bửu Châu(?).

u chuyện về địa danh “Hàm Rồng”, hòn Ấn

Ngày xửa ngày xưa...

Có một con Rồng rất to, có đuôi tận phía cực Nam, đầu là vùng Trà Kiệu Thượng. Hằng năm về mùa hè, nó uống hết nước sông Thu Bồn, làm cho đồng ruộng khô cạn, đến mùa thu nó lại phun nước ra, gây ngập lụt khắp vùng, nhân dân khổ sở, lao đao vì con nghiệt long này. Họ cầu mong trời đất, thần linh ra tay cứu giúp.

Ngày nọ, có một chàng trai không biết từ đâu đến, hứa với dân sẽ ra tay tiêu diệt con nghit long. Chàng trai nói với bà con cho ăn một bữa thật no và cung cp tre trong vùng cho chàng đan sọt gánh đất. Mọi người làm theo lời ca chàng. Sau khi thu nhận tre đan thành hai chiếc sọt khổng lồ, ăn ba ngày ba đêm không nghỉ, chàng trai vươn mình đứng dậy, biến thành một người khổng lồ, cao đến tận mây xanh, bước mỗi bước dài mấy dặm. Người khổng lồ vào dãy Hòn Tàu gánh đất đá đổ đè lên thân rồng từ phần đuôi ở phía Nam rồi ra đến đầu rồng ở Trà Kiệu. Khi gánh đến gánh đất cuối cùng đổ vào đầu nghiệt long thì chàng trượt chân. Chiếc đòn gánh bị gãy... Hai sọt đất cuối cùng đã đổ không đúng vào Hàm Rồng mà ở một bên! Thất vọng người khổng lồ gầm lên một tiếng, vất chiếc đòn gánh gãy, dậm chân nhảy lên trời đi mất. Từ đó, phía Nam làng Trà Kiệu có một dãy núi thấp từ Hòn Tàu vươn ra.

Có lẽ do truyền thuyết này mà  trước năm 1945 chợ Trà Kiệu ngày nay có tên là chợ Hàm Rồng;  cây cầu bắc ngang qua suối Trà Kiệu tên tỉnh lộ 610 cũng có tên là cầu HÀM RỒNG, hai sọt đất cuối cùng chính là i Kim Sơn ở phía Nam làng Trà Kiệu Nam (còn có tên là hòn Vàng, núi Đất) và hòn Bằng ở sát suối Trà Kiệu, nơi người khổng lồ trượt chân là hòn Non Trượt (hòn Bửu Châu).  Phía nam cuối làng Trà Kiệu Nam có một vũng đất thấp có tên là THỔ VŨNG - nơi chàng trai dậm chân nhảy lên trời và cuối dãy núi có một đèo thấp có tên là đèo ĐÒN GÁNH, nơi người khổng lồ vất chiếc đòn gánh gãy ( ?! ).

Có người bảo rằng: Người này do viên tướng nước Tàu là Cao Biền sai tới. Cao Biền, là thầy Địa, khi đem quân xâm lấn nước Lâm Ấp (Chiêm Thành), ông ta thường cưỡi diều bằng giấy, quan sát địa hình để tầm long, điểm huyt. Khi bay qua khu vực này, thấy đây là nơi phát tích đế vương nên Cao Biền đã đến hòn núi Quắp phía Nam Trà Kiệu khắc ấn trảm long (sau này có tên là hòn Ấn). Nước Lâm Ấp bị Cao Biền ếm bùa nên bị diệt. Ngày nay, từ Trà Kiệu nhìn lên rặng núi phía Nam, ta thấy trên hòn Quắp có một hình vuông màu đỏ giống tựa cái ấn.

2. Đất đai:

Thi Lai là vùng đất do phù sa sông Thu Bôn bồi tụ. Là dải đất ven sông khi lở, khi bồi nên đất đai của hai làng Thi Lai Đông và Thi Lai Thượng là đất sa bồi nhiều cát, ít sét, mùn. Đất vùng Thi Lai Tây tương đối tốt hơn, bên trên là “đất thịt” gồm đất sét pha mùn, cát mịn, dày khoảng l mét, bên dưới là t lớn. Đất thịt rất dẻo, về mùa mưa đất trơn như mỡ, khi nắng hạn thì cứng như đá.

Địa hình Thi Lai không bằng phẳng, nằm giữa suối Trà Kiệu (phía Nam) và sông Bà Rén (phía Bắc) thêm hai lạch nước vắt qua làng theo hướng Tây Bắc - Đông Nam (sông Ngang chảy qua cống trùm Sự, và Bãi Dung). Trước năm 1945, Thi Lai có nhiều bàu (ao, hồ) lớn nhỏ như bàu làng Thi Lai Tây, bàu ông Đoan, bàu ông Thắm, bàu ông Sung, bàu ông Chương... Vào mùa mưa, nhiều nơi nước đọng trên đường đi thành vũng lội (vũng lội trước nhà bà Đổng - nay gần ngã ba - phía ngoài nhà thờ tộc Mai Văn), hay đường mương ở phía Tây -  nơi giáp giới với làng Trung Thái (thuộc Phú Bông ngũ thôn).

Do làng còn có nhiều nghĩa địa như gò mả Âm linh (khu đất nay là nhà thờ tộc Nguyễn, tộc Ngô), gò mả họ Bùi, gò mả gần nhà ông chánh Tống (khu đất xóm mới Thi Tân), gò mả trước nhà ông xã Hiên, gò mả Cột Mốc ở phía Nam gần suối Trà Kiệu, gò mả trước nhà ông Truyển lên đến gần miếu Ông Tịch, các gò mả ven sông (Thi Lai Thượng, Thi Lai Đông).

Do làng có quá nhiều nghĩa địa nên đất trồng trọt, đất ở còn rất ít, dân làng chỉ còn những mảnh vườn nhỏ để làm nhà ở (ít có khu vườn rộng hơn một sào ta = 500m2). Một phần nhỏ được trồng cỏ tranh để lấy lá lợp nhà.

Diện tích còn lại là đất trồng trọt như Đạt Lục, Đạt Thất, Đồng Trước, Đồng Sau..., phía Bắc (Thi Lai Thượng, Thi Lai Đông) là đất tân bồi nhiều cát, ít mùn..., canh tác lệ thuộc vào nước trời, chỉ trồng được các loại hoa màu phụ như khoai, bắp; ở nơi đất thấp hơn, gần sông suối thì gieo được một vụ lúa.

Sau năm l975, chính quyền địa phương chủ trương quy tập tất cả mồ mả trong làng lên khu nghĩa địa nỗng Bà Hành thuộc thôn Chiêm Sơn, xã Duy Trinh nên diện tích đất trồng trọt tăng lên; và nhờ có nước thủy lợi từ đập Vĩnh Trinh về nên một phần đất ở được cải tạo thành ruộng lúa hai vụ. Các bãi đất tân bồi (phù sa) thì trồng dưa, bắp, đậu, mía, dâu v.v...

3. Khí hậu:

Nằm ở miền Trung Trung bộ nước ta, giữa biển Đông và dãy Trường Sơn, một bên là sông Thu Bồn, một bên là dãy núi Trà Kiệu, Thi Lai vừa chịu ảnh hưởng khí hậu gió mùa vừa được điều hòa nhờ hơi nước sông Thu nên khí hậu tương đối dễ chịu. Mùa nắng nóng nhiệt độ cao nhất không quá 38oC. Mùa lạnh nhiệt độ thấp nhất không dưới 14oC. Về mùa đông, gió mùa Đông Bắc về đem theo mưa nhỏ hết đợt nầy đến đợt khác, có khi kéo dài trên 10 ngày, gây cánh rét mướt, ẩm thấp, bùn lầy. Mùa hạ, gió Tây Nam qua dãy núi trọc Trà Kiệu, mang hơi nóng nên nhiệt độ có khi lên đến 37-38o C. Có khi gió Tây Nam kéo dài nhiều ngày làm tre chết khô, sườn tre trong các nhà lợp tranh nứt nẻ, kêu lốp bốp.

 Ngày xưa, Thi Lai có câu ca than thở về nạn gió Nam:

Gió Nam thổi kiệt bảy ngày,

Khoai lang khô cũng hết, cám bắp xay chẳng còn.

Gió Tây Nam thổi mạnh nhất vào khoảng tháng 6-8 dương lịch. Do không khí khô nóng, gió thổi mạnh nên hay xảy ra hỏa hoạn. Bà con thường nấu cơm từ lúc 4-5 giờ sáng để dành ăn buổi trưa, vì buổi trưa là lúc gió Nam thổi mạnh nhất, dễ gây cháy. Họ gọi tiết này là tiết Hàn thực (ăn thức ăn nguội).

Tháng 8-9, vào các buổi chiều, gió Đông Nam mát mẻ hơn, đem theo hơi nước, tạo nên nhiều cơn mưa rào, mưa giông. Từ tháng 9 đến tháng 10, mưa nhiều, nhất là phía Đông dãy Trường Sơn, làm cho nước sông Thu Bồn dâng cao, gây ra lũ lụt. Mỗi năm thường có vài ba cơn lũ, Thi Lai ngập chìm trong nước, có nhà bị nước lụt vào ngập trên một mét. Do Trường Sơn gần biển, sông ngòi ở miền Trung có độ dốc cao, lũ tràn về rất nhanh, gây nhiều thiệt hại cho mùa màng, gia súc, nhà cửa, tài sản và tính mạng của nhân dân. Năm Giáp Thìn (1964) ở Quảng Nam đã xảy ra một trận lụt thế kỷ làm chết trên sáu ngàn người, nhiều làng ở thượng nguồn sông Thu bị nước cuốn sạch người, lẫn của. Trận lụt này ở Thi Laì có nhiều người chết, nhiều nhà sập, hoa màu bị hư hại nặng.

4. Thảo mộc:

Như nhiều làng quê Việt Nam, Thi Lai có rất nhiều loại thảo mộc không kể xiết, nhưng có một số cây cối gắn bó với đời sống của dân làng như:

* Loại cổ thụ

Trước 1945, ở các đình chùa Thi Lai có rất nhiều cổ thụ như: da, thị, sanh, bồ đề. Trong vườn chùa làng Thi Lai Tây có ba cây thị và một cây da rất cao, gốc da to cỡ bốn, năm người ôm không xuể.

Cây da Thi Lai xưa có tuổi thọ hàng mấy trăm năm, cành lá xum xuê, tán lá che phủ cả một khu đất rộng với nhiều rễ phụ to như cột đình cắm xuống đất chống đỡ cành cây, trên thân cây có nhiều bộng sáo. Dưới gốc người ta bỏ rất nhiều ông táo, bình vôi (loại đã hư hỏng). Từ nơi xa hàng bốn, năm cây số đã có thể nhìn thấy ngọn da Thi Lai với nhiều tổ quạ,  sừng sững giữa nền trời.

Ngăy xưa, người Việt có lệ: Khi đến mở mang một miền đất mới, người trưởng đoàn trồng một cây tiêu biểu cho làng. Họ thường chọn cây đa (ở Thi Lai gọi là cây da) là loài cây có sức sống mãnh liệt, phát triển nhanh, chịu được nắng hạn mưa dầm, bão lốc và sống lâu, dù có khi lõi thân cây  ruỗng mục, da vẫn sống và phát triển. Các cụ xưa kia cho rằng; cây da là vóc dáng tượng trưng cho sự hưng thịnh của làng. Vì thế cây da tàn thì làng tàn lụi, cây da tươi tối thì làng đông đúc, giàu có yên bình.

Người xưa cũng tin rằng: Nếu đang lúc trời quang, mây tạnh, có một cành da gãy đổ thì hầu như chắc chắn có một vị bô lão trong làng rời bỏ con cháu về với tổ tiên, và nếu chẳng may cây da của làng chết đi, thì làng sẽ bị tàn lụi, con cháu trong làng phải bỏ xứ đi nơi khác sinh sống.

Không biết có phải do ngẫu nhiên hay không mà cây da Thi Lai có 2 sự kiện đáng lưu ý:

  1. Tháng Giêng năm Tân Tỵ (1941), cây da Thi Lai đột ngột gãy một cành lớn ở phía Nam, sau đó không lâu cụ Tú Mai – vị tiên chỉ của làng từ trần, thọ 79 tuổi.
  2. Năm Mậu Tý (1948), trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, cây da Thi Lai bị cháy, khói ngún âm ỉ cả tháng trời, từ đó dân Thi Lai phiêu bạt khắp nơi,làng Thi Lai tiêu điều trở thành vùng đất vắng lạnh hàng mấy chục năm.

Ngày xưa, tại vườn chùa làng Thi Lai còn có ba cây thị rất to. Phía Tây vườn có cây thị dòi, trái to, mà thơm ngọt. Sở dĩ người ta gọi là cây thị dòi vì có trái ngon nhưng trong trái hay có ấu trùng giống như con dòi. Phía Đông là cây thị gần nhà ông thầy Xướng - người giữ chùa- có trái lớn mà không thơm ngon. Phía Nam, bên trái cổng chùa có cây thị Bộng lớn hơn hai cây thị vừa kể nhưng thân cây trống rỗng, hai người lớn có thể trèo lên cao rồi chui vào được.Trong kháng chiến chống Mỹ, hai du kích tên là Trương Nhàn và Trần Tá chui vào trong bộng cây trốn địch, không may gặp lúc lính Mỹ càn quét, dùng xe ủi trốc gốc cây nên bị chúng bắt được.

* Tre

Tre là giống cây gắn liền với đời sống thường ngày của đa số người Việt trước đây. Vừa lọt lòng mẹ, ta đã nằm trong chiếc nôi tre, lớn lên một chút thì ngủ giường tre, gắp thức ăn bằng đũa tre, ở nhà tre. Các vật dụng hàng ngày như rổ rá, thúng mủng, nong nia phơi Iúa, và nhiều đồ dùng làm bằng tre không sao kể xiết. Lá, cật, nước,…của tre là những vị thuốc trị nhiều bệnh. Cây tre non (cây măng) vừa nhú lên khỏi mặt đất là đã cho ta món măng trộn mè vừa rẻ vừa ngon, lại nhiều chất bổ. Chiếc mo nang (vỏ bọc ngoài cây tre non) giúp cho bà con mát mẻ mùa hè với chiếc quạt mo. Đến khi ta từ giã cõi đời cũng nhờ chiếc đòn tre khiêng ra nghĩa địa v.v...

Ở miền Bắc nước ta, tre được trồng thành lũy bao bọc để bảo vệ làng, nhưng ở Thi Lai người ta trồng tre vào những nơi không thể gieo trồng hoa màu, nơi đầu ngọn nước ven sông, ven suối để chống xói lở, ven bờ ao... Rất nhiều nhà có hầm (ao nhỏ) trồng tre ở một bên hoặc sau vườn nhà, vì Thi Lai là vùng đất thấp, bà con phải lấy đất trong vườn đắp nền nhà cao lên để tránh lũ lụt... Những nơi âý trở thành ao, chỉ có thể sinh lợi bằng cách trồng tre. Đường làng Thi Lai rợp mát bóng tre. Thời ông xã Diễn làm lý trưởng, ông đã huy động mỗi hộ trồng một móng tre trên dãi đất công ven suối Trã Kiệu từ Nam Trường đến Bãi Dung để giữ đất khỏi lở và tre cho dân dùng.

Cây tre gắn bó với cuộc sống dân làng nên lệ làng cấm chặt bẻ măng, trừ những tháng lũ lụt, mưa bão (Lúc này không bẻ măng để ăn thì măng cũng bị nước lụt ngâm hư thối).

* Mít

Nhà nào ở Thi Lai cũng trồng mít quanh vườn. Mít là loại cây đa dụng, trái mít non luộc chín, xắt nhỏ trộn với dầu, đậu phụng, rau răm dùng với bánh tráng nướng ăn lót lòng; mít già phơi khô hấp cơm, mít chín vừa thơm, vừa ngọt, hạt mít nấu chín có thể ăn thay cơm... lá mít ủ làm phân bón cây rất tốt. Thân cây mít ròng (lõi mít) là loại gỗ quý (danh mộc) làm sườn nhà, bàn ghế, giường tủ... Có một thời gỗ ròng của cây mít là vật liệu dùng làm các bánh xe truyền lực không thể thiếu trong máy dệt bằng gỗ của ông Võ Dẫn. Lá mít ngày xưa gắn bó với trẻ con. Hẩu như trong các trò chơi của trẻ đều có sự góp mặt của lá mít. Con gái chơi bán hàng dùng lá mít giả làm chén bát, nồi niêu, thái nhỏ là thịt cá tôm mì, bánh tráng thịt heo. Con trai dùng lá t làm mũ đội chơi trò chơi hát bội, đánh nhau... Câu đồng dao sau đây diễn tả vài trò chơi của trẻ con thời bây giờ, trong đó lá mít cũng góp một phần sinh động:

Con nít! Con nít!

Cái hình nhỏ xít!

Chằm mũ lá mít!

Cỡi ngựa tàu cau.

Đứa trước đứa sau!

Rủ nhau mt lũ

Ăn rồi lại ngủ!

Ngủ dậy li chơi.

Xuống nước tập bơi.

Lên bờ đấm đá!

Miệng thổi kèn lá!

                                               Tay phất cờ tre

Rủ nhau ra hè!

Giả đò đánh giặc!...

Trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ (1945-1975), làng Thi Lai trù phú vào những năm 1930-1945, đã thành bình địa. Khi hòa bình lập lại, Thi Lai chỉ còn những bụi tre trốc gốc, nghiêng ngã, cỏ dại mọc đầy, với những nông phu chân lấm tay bùn, oằn mình cuốc đất gieo trồng, kiếm miếng ăn. Những đình, chùa, cây cổ thụ, nhà ngói san sát, dân cư đông đúc ngày nào chỉ là những bóng mờ trong ký ức của những người lớn tuổi. Phần lớn người Thi Lai trước đây thiên cư vào Nam lp nghiệp, mang theo nghề dệt của cha ông. Họ sống nhiều nhất ở ngã Tư Bảy Hiền, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh. Nhiều dòng họ, trước đây khá đông đúc, nay chỉ còn vài ba hộ hoặc không còn ai ở lại quê nhà nữa. Năm 1945, Thi Lai có 259 hộ, 1350 nhân khẩu, năm 2000 chỉ còn 127 hộ, 551 nhân khẩu, trong đó có nhiều hộ mới nhập cư sau 1975.

Năm mươi năm sau, tháng 12 năm 1997, trong ngày giỗ Tiền hiền Thi Lai (mồng Một, tháng Mười Một, năm Đinh Sửu) nhân dân cử các ông: Mai Trực, Nguyễn Có, Xa Thép, thay mặt bà con trồng lại ba cây da mới trên nền chùa làng Thi Lai cũ. Ba cây da cùng trồng vào một ch, mang ý nghĩa: Dân ba làng Thi Lai Đông, Tây, Thượng cầu mong được hưởng Phước, Lộc, Thọ, nguyện đoàn kết chung sức xây dựng lại một Thi Lai giàu đẹp hơn.

Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại thành hòn núi cao

m nguyện của dân làng khi trồng lại cây da làng Thi Lai được ơn trên chiếu cố, nên từ đó làng Thi Lai bắt đầu khởi sắc, trù phú và bình yên.

Nãm 1998, bà con khắp nơi chung sức xây dựng ngôi trường ba lớp tại khuôn viên chùa làng, (Phân hiệu Tân Tân) có nơi cho con em học hành tiến bộ, dân làng bắt đầu phát triền lại nghề dệt Thi Lai đã được Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam công nhận là làng dt truyền thống Phú Bông –Thi Lai. Đường sá trong làng ngày một mở mang, được rải bêtông, xe ô tô lớn nhỏ đi lại dễ dàng, con em trong làng có nhiều người tốt nghip hoặc đang học đại học và sau đại học, mức sống của dân làng ngày một được nâng cao.

II. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ

1. Quá trình hình thành làng Thi Lai

Năm Nhâm Ngọ (1402), tướng nhà Hồ ra Đỗ Mãn đem quân đánh Chiêm Thành. Vua Chiêm là Ba – Đích - Lai sai cậu là Bồ Điền sang dâng đất Chiêm Động (phủ Thăng Bình, Quảng Nam) xin bãi binh. Hồ Quý Ly buộc vua Chiêm phải dâng thêm đất Cổ Lũy (Quảng Nghĩa). Nhà Hồ chia đất làm bốn châu: Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa, và đặt quan An-Phủ-sứ để cai trị. Lại bắt dân không có ruộng ở các lộ khác của Đại Việt đem vợ con vào khai khẩn, vì khi vua Chiêm nhường đất, người Chiêm đều bỏ đi c. Tuy nhiên đất Chiêm Động, Cổ Lũy vẫn là miền đất tranh chấp với người Chiêm Thành. Năm Tân Tỵ (1471), vua Lê Thánh Tông đánh chiếm kinh thành  Đồ Bàn, bắt được vua Chiêm là Trà Toàn, lấy đất Đồ Bàn hợp với Chiêm Động, Cổ Lũy, lập ra Thừa tuyên Quảng Nam đạo, từ đó việc khai phá đất đai mới tiến hành ổ ạt.

Năm Mậu Ngọ (1558), Nguyễn Hoàng vào trấn thủ đất Thuận Hóa, đem họ hàng cùng quân lính người Thanh - Nghệ và vợ con đi theo, mở đầu thời kỳ Trịnh - Nguyễn phân tranh, làm cho dân số Quảng Nam gia tăng nhanh chóng.

Theo “Quảng Nam qua các thời đại” của Phan Du, (trang 51 quyển thượng Cổ học tùng thư Đà Nẵng 1974), Duy Xuyên, thời Lê Thánh Tông có tên là huyện Hy Giang, thuộc phủ Thăng Hoa. Đến năm 1604, Chúa Nguyễn Hoàng đổi tên là huyn Duy Xuyên - vẫn thuộc phủ Thăng Hoa. Huyện Điện Bàn vốn thuộc phủ Triệu Phong, xứ Thuận Hóa - được thăng làm phủ và cho thuộc Quảng Nam dinh. Bấy giờ làng có tên là Thi Lai Tây Châu thôn gồm ba xóm: Tây, Động và Thượng. Năm 1836, Minh Mạng thứ l7, huyn Duy Xuyên thuộc phủ Điện Bàn, sau được thăng lên phủ trực thuộc tỉnh Quảng Nam. Thi Lai Tây Châu thôn chia làm ba xã nhỏ là Thi Tây, Thi Động và Thi Thượng thuộc tổng Duy Đông , phủ Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Tuy địa gii huyn Duy Xuyên qua các thời kỳ có thay đổi nhưng trước sau Thi Lai vẫn thuộc huyn Duy Xuyên. (Trước Cách mạng tháng Tám 1945, hai bên bờ nhánh Nam sông Thu Bồn có các làng Phú Bông và Thi Lai đối diện, 1 thuộc phủ Điện Bàn, 1 thuộc phủ Duy Xuyên. Nay Phú Bông và Thi Lai ở bờ Bắc thuộc xã Điện Phong, Điện Bàn; Phú Bông và Thi Lai ở bờ Nam thuộc xã Duy Trinh, Duy Xuyên).

2. Nguồn gốc tên của làng

Thi Lai Tây Châu thôn gọi tắt là Thi Lai là một trong những làng nhỏ có nhiều tộc họ nhất ở ven sông Thu Bổn.

Có thể, khi đến khai phá vùng đất hoang vu, nhiu ao hồ, đầy cỏ bói này, tiền nhân không chọn đặt tên cho làng mà chỉ dùng tên đất do người Chăm đã gọi từ trước. Họ đã Việt hóa từ Sri-boney của người Chiêm thành từ Thi Lai rồi lấy làm tên làng. Sở dĩ, có giả thuyết này vì:

1. Theo giáo sư Hoàng Xuân Hãn, từ Thi Lai là một biến âm của từ Sri- boney. (Sri-boney =Thì-lị-bì-nại = Thị nại = Thi - lại = Thi Lai). Sri-boney theotiếng Champa có nghĩa là bến cảng quan trọng, đất Thi Lai ngày xưa là một bến cảng của kinh đô Simhapura (kinh thành Sư Tử - Trà Kiệu) của vương quốc Chiêm Thành.

2.  Năm 1961: ông Mai Văn Thiệp, cháu đời thứ10 của tộc Mai Văn, khi đào giếng tại khoảnh đất gần vườn chùa làng Thi Lai Tây đã nhặt được một đoạn dây dừa dài rất to, ở độ sâu gần 5 mét, giống như dây dùng để neo thuyền thời xưa;  điều này càng chứng tỏ rằng, làng Thi Lai ngày xưa là một bến cảng của kinh đô Simhapura.

3. Tên gọi làng Thi Lai qua các thời kỳ lịch sử

Theo Phủ biên tạp lục của Bảng nhãn Lê Quý Đôn “Họ Nguyễn trước mở mang bờ cõi Nam, đặt ra phủ, huyện, các nơi gần núi rừng, dọc sông biển, thường đặt làm thuộc cho các phường, thôn, nậu lẻ tẻ lệ vào... Năm 1726, phủ Thăng Hoa có 15 thuộc và phường. (trang 188, 189).

Theo Địa bạ dinh Qung Nam lập năm 1812 thuộc Hoa Châu có 32 thôn, l6 châu, trong đó có Thi Lai Tây Châu thôn. Cũng theo Phủ biên tạp lục thì năm 1604 đã có tên làng Thi Lai cùng vi các làng Bất Nhị, Đông Bàn, Bàn Lãnh, Cẩm Lậu...

m Minh Mạng thứ l7 (1836) Thi Lai Tây Châu thôn gồm ba xóm là Tây, Đông và Thượng - Thi Lai Tây châu thôn thuộc tổng Đông Yên huyn Duy Xuyên, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Khi huyện Duy Xuyên được nâng cấp thành phủ thì các xóm trên được gọi là xã Thi Tây, xã Thi Đông và xã Thi Thượng thuộc tổng Duy Đông, phủ Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Đến cách mạng tháng Tám năm 1945, ba xã Thi Lai hợp thành xã Bạch Đằng. Phú Bông ngũ thôn là xã Yên Bái. Đông Yên là xã Quang Trung. PhDuy Xuyên đổi thành huyn Duy Xuyên.

Năm 1946, ba xã Bạch Đằng, Yên Bái, Quang Trung hợp thành xã Xuân Trinh. Giữa năm 1948, Xuân Trinh cùng với Châu Dương, Trung Thành hợp thành xã Duy Hòa. Năm 1949, ba xã: Duy Hòa, Duy Sơn, Duy Trung hợp thành xã Duy Trinh. Lúc này Thi Lai là thôn l0 của xã Duy Trinh... Từ năm 1949 huyn Duy Xuyên, được chia thành 6 xã là Duy M, Duy Hưng, Duy Trinh, Duy Phương, Duy Vinh, và Duy Nghĩa. Địa phận xã Duy Trinh lúc này gồm vùng đất từ đèo Cây Trao phía Nam đến bờ sông Thu Bồn (nhánh Nam) phía Bắc, từ cụp Chiêm Sơn, dốc Dựng phía Tây đến cầu Chìm phía Đông. Từ tháng 7 năm 1954 đến tháng 3 năm l975, Thi Lai là thôn tư xã Xuyên Trường, qun Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.

Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, Thi Lai là thôn Tư xã Duy Trinh, huyn Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng. Xã Duy Trinh gm các làng thuộc xã Xuân Trinh và Châu Dương trước đây.

Năm 1997, thành phố Đà Nẵng tách khỏi tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Thi Lai là thôn Tư xã Duy Trinh, huyn Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.

Nãm 1999, thôn Tư xã Duy Trinh ly lại tên ngày xưa: Thôn Thi Lai.

4. Cơ chế quản lý trước cách mạng tháng Tám năm 1945

Sau khi triều đình nhà Nguyễn ký hòa ước Quý Mùi 1883, rồi hòa ước Patenotre (1884) thừa nhận sự đô hộ của thực dân Pháp, nước ta bị chia cắt thành ba xứ với ba chế độ cai trị khác nhau: Bắc kỳ (Tonkin) là xứ bán thuộc địa, Nam k(Cochinchine) là thuộc địa, Trung kỳ (Annam), trừ Đà Nẵng (Tourane) là nhượng địa, còn lại theo chế độ bảo hộ.

Triều đình Huế cai trị trực tiêp xứ Trung kỳ dưới quyền giám sát của viên Khâm sứ người Pháp. Ở các tỉnh, bên cạnh bộ máy cai trị của Chánh phủ Đại Nam (Nam Triu) do các quan Tổng đố, Tuần vũ đứng đầu, có viên Công sứ người Pháp cùng bộ máy cai trị riêng, giám sát mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa… Ở tỉnh Quảng Nam, Tổng đốc và các cơ quan tỉnh đóng tại thành La Qua gần Vĩnh Điện, (nay là khu vực Ủy ban Nhân dân huyện Điện Bàn). Tòa công sứ của Pháp và các cơ quan thuộc quyền đóng tại Faifo (Hội An). Lúc bấy giờ, tỉnh Quảng Nam có 4 phủ là Điện Bàn, Duy Xuyên, Thăng Bình, Tam Kỳ và 4 huyện là Hòa Vang, Đại Lộc, Quế Sơn, Tiên Phước. Đứng đầu phủ, huyện có quan Tri phủ, Tri huyện.

Phủ Duy xuyên có l0 tổng là Tân An, Thuận An, Mậu Hòa, Hòa Mỹ, Đông Yên, Quảng Hòa, Phù Mỹ, An Lễ gồm 162 xã. Tổng có chánh, phó tổng(không có lỵ sở), là gạch nối giữa phủ với xã. Tổng Đông Yên sau đổi thành Duy Đông. Hai chánh, phó tổng cuối cùng là chánh Tuyến, phó Tuần. Ba xã Thi Lai thuộc tổng Duy Đông.

Thưc dân Pháp lập Ty, Sở ở tỉnh rồi tỏa xuống thôn xã. Nam Triều bổ quan lại, bộ máy cai trị đến phủ, huyện. Tổng là quan liên lạc giữa phủ và c làng xã, có nhiệm vụ thúc đẩy xã thực hiện mệnh lệnh của cấp trên. Làng, xã là đơn vị hành chánh tự trị. Xã hai cơ quan: Hội đồng hào mục và lý hương.

Hội đồng hào mục không giới hạn số người tham gia bao gồm thân hào, nhân sĩ của làng, là những người hiểu biết rộng, có phẩm hạnh tốt, những bô lão được dân làng kính trọng. Họ có quyền bàn bạc, đưa ra những quy định, lệ mới hoặc sửa đổi tục lệ cũ của làng, quyết định phân thuế, đấu giá đất, cử ban quân cấp, lo việc tế tự... Triều đình, quan trên chỉ giám sát mà không can thiệp trực tiếp vào việc làng (Phép vua thua lệ làng). Đứng đầu hội đồng hão mục là vị tiên chỉ.

Lý trưởng do dân (đàn ông) bầu ra, nhiệm kỳ ba năm nhưng hội đồng hào mục - cụ thể là tiên chỉ - có thể quyết định lưu thêm một vài nhiệm kỳ hoặc Bài miễn giữa nhiệm kỳ. Lý trưởng tuy do dân bầu nhưng phải được tri phủ, tri huyện chấp thuận. Quan phủ có quyền đánh đòn, cách chức lý trưởng. Giúp vic lý trưởng có ngũ hương, gồm: hương bộ, hương bổn, hương kiểm, hương mục, hương dịch.c làng lớn, đông dân còn có thêm phó lý. Hương kiểm (do hội đồng hào mục cử, được tri phủ, tri huyện chấp thuận) lo việc tuần phòng, giữ gìn an ninh trong xã. Hàng đêm, hương kiểm chọn dân đinh đem theo dây, gậy, mõ tre, đuốc đến ngủ ở các điếm canh và đi tuấn tiễu khắp làng. Ở Thi Lai, các miếu xóm còn là điếm canh (xích hậu). Những người mãn hạn tù nhưng còn trong thời gian quản thúc, tối đến phải ra ngủ ở xích hậu. Lý trưởng và ngũ hương làm việc không lương mà được cấp công điền nhiều hay ít tùy theo chức vụ. Những làng xã rộng, lớn có nhiều công điền, đất công, các hương chức được cấp công điền rất nhiều nên người ta đua nhau tranh cử các chức lý trưởng, hương chức, có người phải chạy chọt, hối lộ để được quan trên chấp thuận. Đất Thi Lai nhỏ hẹp, công điền được cấp không đủ chi dụng, cho nên đảm nhận các chức lý hương, (làng xã) là việc miễn cưỡng, không mấy người ham muốn. Có người phải làm lý trưởng ngót 10 năm vì bị lưu nhiệm, không từ dịch được, phải lấy cớ đi làm ăn xa để xin nghỉ việc.

Dân chánh quán là người có tổ tiên đến sống ở làng đã lâu đời. Dân ngụ cư là những người mới đến ở một vài đời. Những gia đình này đến do mua được đất tư trong làng, họ vẫn còn nhiều liên hệ với quê cũ.

Trước năm 1945, Thi Lai có đến 1/3 dân ngụ cư, họ sống hòa hợp, đoàn kết với dân chánh quán. Tuy nhiên, về nghĩa vụ và quyền lợi trong làng giữa hai hạng dân có khác nhau. Dân chánh quán (nam giới) được quyền bầu cử lý trưởng, được hưởng công điền, được chứng nhận hồ sơ, hộ tịch thi cử, tham dự các kỳ tế tự... có nhiệm vụ đóng thuế thân, tuần tiễu canh gác. Dân ngụ cư phải tham gia tuần tiễu canh gác, phục vụ công việc tạp dịch, làm xâu..., khi qua đời không được chôn cất tại nghĩa địa của làng. Nhiều người cư trú tại Thi Lai lại làm hương lý ở chánh quán như các ông xã Hiên, xã Kỷ, xã Nhuận...

Trừ một số ít đất vườn ở phía Nam là đất tư, phần đất còn lại của Thi Lai là đất công. Ngân sách xã gồm các nguồn thu như đấu giá đất công, phụ thu bách phân thuế, tiền nộp cheo, phạt vạ... Ngân sách xã chỉ dùng vào việc tế lễ, công ích... do lý trưởng đề nghị, hội đồng hào mục xét duyệt chi, cấp trên không can thiệp... Trong thời kỳ này, người phụ nữ Thi Lai (cũng như cả nước) không có quyển lợi, nghĩa vụ gì ngoài xã hội.

Năm l940, lợi dụng nước Pháp thua Đức Quốc Xã. phát xít Nhật đem quân xâm chiếm Đông Dương, thực dân Pháp yếu thế, bèn ký hiệp ước chia xquyền cai trị Đông Dương. Dân ta phi chịu hai, ba tầng áp bức của thực dân Pháp, phát xít Nhật và triều đình nhà Nguyễn.

Ngày 9 tháng 3 năm l945, Nhật hất cẳng Pháp, phát xít Nhật tiếp tục cai trị nước ta. Ngày 15 tháng năm 1945, Nhật đầu hàng đồng minh, thế chiến thứ hai kết thúc.

Tháng 8 năm 1945, cuộc Tổng khởi nghĩa giành độc lp dưới sự lãnh đạo của Mặt trận Việt Minh thành công. Viên tri phDuy Xuyên cuối cùng là Nguyễn Tú đầu hàng cách mạng vào ngày l8 tháng 8 năm 1945. Lý trưởng cuối cùng của ba lãng Thi Lai là xã Niệm, xã Tuần, xã Tý đã nộp triện (con du) cho Ủy ban Cách mang Lâm thời xã Bạch Đằng ngày l7 tháng 8 năm 1945.

Kể từ đây, người Thi Lai mới thực sự bắt đầu được hưởng quyền tự do làm người của một nước Việt Nam độc lập.

(Trích từ tác phẩm : Thi Lai quê hương tôi, tác giả Mai Trực - NXB Đà Nẵng - 2014 ).